Hướng Dẫn Cách Mài Cựa Gà Bằng Đá Thô Đơn Giản Tại Nhà

Cách mài cựa gà bằng đá thô là phương pháp thủ công được nhiều sư kê áp dụng để tăng độ sắc bén cho cựa hoặc tự làm bộ cựa theo ý muốn để tăng sát thương cho mỗi đòn đá. Cách mài cựa khá đơn giản, bạn có thể thực hiện tại nhà và chỉ cần một vài dụng cụ cơ bản. BLV Gà Lửa sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách mài gà, bảo quản và lưu ý cần thiết để sử dụng đá mài thô đúng cách trong bài viết dưới đây.

Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi mài cựa gà

Trước khi bắt đầu mài cựa gà bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ mài cựa như sau:

Đá mài thô: nên chọn loại đá có độ nhám vừa phải để tạo độ bén mà không cần dùng lực quá nhiều.

Kẹp cố định cựa: giúp giữ chặt cựa trong quá trình mài, đảm bảo an toàn cho người mài và độ chính xác cao không bị chênh lệch cựa.

Khăn mềm và nước sạch: dùng để làm sạch cựa và làm mát đá khi cần thiết.

Dầu mài (hoặc nước): dùng để làm giảm ma sát, tránh làm nóng cựa trong quá trình mài.

Việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ sẽ giúp quá trình mài cựa gà bằng đá thô diễn ra suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Các dụng cụ cần thiết trước khi mài cựa gà
Các dụng cụ cần thiết trước khi mài cựa gà

Hướng dẫn cách mài cựa gà bằng đá thô

Để mài được bộ cựa sắt bén và đơn giản nhất, bạn hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: vệ sinh cựa gà sạch sẽ

Dùng khăn mềm để lau sạch bụi bẩn, đất cát dính trên cựa.

Nhỏ vài giọt dầu mài hoặc nước lên cựa trước để tạo độ trơn giúp mài dễ hơn.

Bước 2: cố định cựa chắc chắn

Sử dụng kẹp chuyên dụng hoặc dùng khăn dày quấn quanh tay để giữ chắc phần cựa, tránh bị trượt trong quá trình mài.

Bước 3: tiến hành mài cựa theo một chiều

Đặt cựa nghiêng khoảng 20 đến 30 độ so với bề mặt đá và mài từ trong ra ngoài theo một hướng nhất định.

Tuyệt đối không mài ngược chiều hoặc đổi hướng liên tục vì sẽ khiến cạnh cựa bị mẻ và mất form.

Bước 4: kiểm tra độ bén sau mỗi lần mài

Sau khoảng 10 đến 15 lượt mài thì bạn nên dừng lại để kiểm tra độ bén của cựa.

Có thể thử bằng cách chạm nhẹ tay (hãy mà nhẹ và cẩn thận để tránh bị thương) hoặc thử cắt giấy mỏng.

Nếu đã đạt yêu cầu thì ngưng lại và tránh mài quá đà khiến cựa mòn nhanh.

Hướng dẫn cách mài cựa gà
Hướng dẫn cách mài cựa gà

Cách bảo quản cựa gà sau khi mài bằng đá thô

Sau khi mài xong việc bảo quản đúng cách giúp duy trì độ sắc và kéo dài tuổi thọ cho cựa gà. Dưới đây là những cách bảo quản hiệu quả:

Lau khô toàn bộ cựa bằng khăn sạch để loại bỏ độ ẩm còn lại.

Bôi một lớp dầu chống gỉ nhẹ (như dầu dừa hoặc dầu máy) lên bề mặt cựa.

Cất cựa vào hộp riêng có lót vải mềm để tránh trầy xước và va đập.

Không để cựa ở nơi ẩm thấp và hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu.

Những cách bảo quản cựa sau khi mài
Những cách bảo quản cựa sau khi mài

Những lưu ý quan trọng khi mài cựa gà bằng đá thô

Để đảm bảo hiệu quả cao và an toàn trong quá trình mài cựa gà bạn cần lưu ý các điểm sau:

Không dùng lực quá mạnh: mài nhẹ tay nhưng đều sẽ tốt hơn và tránh được làm gãy hoặc nứt cựa.

Chỉ mài theo một chiều nhất định: không nên đảo hướng liên tục vì sẽ làm mất dáng cạnh cựa.

Không sử dụng đá mài đã bị vỡ: rất dễ gây nguy hiểm và làm cựa bị trầy, hỏng form của cựa.

Luôn kiểm tra cựa trước khi gắn vào chân gà: nếu phát hiện gỉ sét hoặc vết nứt bạn nên thay cựa mới.

>>> Xem thêm Cắt Tích Tai Gà Chọi – Hướng Dẫn Cách Cắt An Toàn Không Bị Nhiễm Trùng

Lời kết

Cách mài cựa gà bằng đá thô tại nhà không quá phức tạp nếu bạn nắm được kỹ thuật đúng và thực hiện cẩn thận. Chỉ với vài dụng cụ cơ bản và một chút tỉ mỉ bạn đã hoàn toàn có thể tự mài cựa sắc bén. Đừng quên bảo quản cựa sau khi mài và kiểm tra thường xuyên để đảm bảo độ sắc luôn ổn định trong mọi thời điểm thi đấu.